Lên kế hoạch tổ chức tiệc cưới với biết bao công việc phải lo, từ tìm địa điểm đặt tiệc cưới phù hợp đến tiếp đãi khách, biết bao người phải gặp hẳn sẽ làm bạn đau đầu không ít. Vượt qua cơn bão này thế nào?
Khoảnh khắc bạn nhận lời cầu hôn, không lâu sau, cả hai nên ngồi lại cùng nhau nghiêm túc bàn về chuyện đám cưới, vấn đề tiền nong và ti tỉ thứ phải lo cho sự kiện lớn trong đời không chỉ của riêng ai. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, chẳng phải vấn đề nào cũng suôn sẻ dù bạn luôn mong muốn như vậy. Với những bí kíp được đúc kết từ nhiều cặp đôi dưới đây, đảm bảo bạn và chàng vẫn hạnh phúc chung đôi vượt qua kỳ thời kỳ “giông bão” này!
Bài viết tham khảo:
- Top 6 Địa Điểm Mua, Thuê Áo Cưới Tại Hà Nội Năm 2019
- Top 5 Địa Điểm Chụp Ảnh Cưới Đẹp Nhất Tại Hà Nội
Nội dung chính
1. Ngân sách nơi đâu?
Vấn đề: Cha mẹ đã luôn nói rằng cứ cưới đi rồi tiền nong đã có gia đình hai bên phụ. Thế nhưng tin mừng đã thông báo hơn tháng rồi, vẫn không thấy ai nhắc gì đến chuyện đóng góp phân chia ngân sách. Không sao, nếu điều kiện kinh tế lúc này của gia đình đang khó khăn, bạn và chú rể có thể ngồi lại cùng nhau và tính toán nghiêm túc về việc tổ chức đám cưới.
Việc đề cập đến tiền nong vốn dĩ đã không phải vấn đề dễ dàng, nay còn yêu cầu hay đòi hỏi lại vô cùng tế nhị. Nếu ba mẹ hai bên không thể giúp đỡ đôi bạn về ngân sách cưới như đã hứa, ngay lập tức, càng sớm càng tốt bạn và chú rể nên sớm thảo luận với nhau về một đám cưới tốt nhất với ngân sách cả hai có thể chuẩn bị. Sau khi đã thống nhất phân chia hợp lý các khoản, cả hai nên sắp xếp một buổi gặp gỡ với gia đình hai bên thông báo về những điều mà hai bạn đã thống nhất. Đó có thể bao gồm địa điểm diễn ra đám cưới, số lượng khách mời và bàn tiệc, sử dụng dịch vụ tiệc cưới, mâm cỗ như thế nào, ngân sách hiện có cho tất cả…
Theo nguyên lý phân chia ngân sách cưới, tuyệt vời nhất vẫn là quy tắc 1/3: 1/3 đến từ cô dâu chú rể, 2/3 còn lại chia đều cho gia đình hai bên. Chủ động bàn bạc và trao đổi vấn đề ngân sách sẽ bớt thời gian suy nghĩ đắn đo cho tất cả mọi người.
2. Khách ít hay nhiều?
Vấn đề: Khi lên kế hoạch cưới, bạn nhận thấy ngân sách chỉ đủ để mời một số lượng khách thân thiết; và điều này làm bạn cảm thấy ngại với đồng nghiệp, bạn xã giao, bạn thời học sinh – sinh viên…
Đây không phải là vấn đề quá khó để giải quyết. Đám cưới là của bạn, và ngân sách chỉ cho phép mời số lượng từng đó người. Thực tế, những vị khách không nằm trong danh sách khách mời thì đã quyết rồi. Tuy nhiên, với những vị khách vô tình biết tin bạn sẽ cưới và đinh ninh họ được mời, chìa khóa ở đây chính là sự thẳng thắn. Lời nói chẳng mất tiền mua, bày tỏ thật lòng lý do đưa hai bạn đến quyết định này: “Tụi mình không chi nhiều cho đám cưới, nên chỉ mời gia đình, họ hàng và những người thân thiết. Mặc dù rất muốn mời thật đông cho vui nhưng vì điều kiện không cho phép nên mong bạn thông cảm”. Họ sẽ hiểu và vui vẻ chấp nhận thôi.
3. Khách mời bất đắc dĩ
Vấn đề: Một trong số những vị khách được mời có tiền sử say xỉn và quậy phá trong đám cưới. Bạn không chắc rằng mình sẽ ngăn chặn được tình huống này.
Thay vì ôm đồm quá nhiều việc vì muốn lên kế hoạch cưới hoàn hảo, sao bạn không giao chuyện quản lý điều phối đám cưới cho người nhà hay bạn thân? Việc sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời cũng rất quan trọng. Nên xếp những vị khách nổi loạn ngồi gần những vị khách nghiêm túc, và tốt nhất là bạn có gửi gắm từ trước về chuyện trông chừng, để ý. Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ nhân viên giám sát của nhà hàng tiệc cưới quan tâm đến hành vi của khách mời quá khích. Chắc chắn họ cũng không muốn phải dọn dẹp lại hậu quả từ những vị khách mời này.
4. Những vị khách đi kèm
Vấn đề: Bạn bè, đồng nghiệp và họ hàng của bạn không ít người đã có con nhỏ. Thực sự bạn không cảm thấy thoải mái khi đám cưới của mình lại ồn ào, náo nhiệt vì những tiếng khóc ré, la hét của đám trẻ con.
Đừng phức tạp hóa vấn đề này, vì cách giải quyết rất đơn giản. Bạn chỉ cần tế nhị với khách mời về vấn đề này khi gửi thiệp mời đám cưới. Thực tế, đa phần khách mời cũng không muốn dắt con theo trừ khi chúng còn quá nhỏ và không thể gửi ai. Tuy nhiên, nếu bạn tổ chức đám cưới ở xa, sẽ rất khó nếu họ để con ở nhà. Thay vào đó, cần hỏi thêm dịch vụ trông trẻ, chăm sóc trẻ từ nhà cung cấp dịch vụ địa điểm cưới.
5. Phụ dâu có hạn
Vấn đề: Quá nhiều bạn thân, nhưng số lượng cho đội hình phụ dâu có hạn.Phải làm sao để các cô nàng không mếch lòng đây?
Thay vì nói rằng đội hình phụ dâu đã đủ rồi, bạn nên sắp xếp cho các cô bạn thân còn lại vào những vị trí cần thiết khác trong đám cưới của mình. Nàng ở bàn đón khách, người quản giúp thùng tiền cưới, bạn phụ cô dâu trong phòng thay đồ… và còn rất nhiều những vấn đề khác trong ngày cưới bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các cô bạn này.
6. Bất đồng với ê kíp chụp ảnh cưới
Vấn đề: Để bảo đảm việc lên kế hoạch cưới chu đáo, bạn đã chọn xong nhiếp ảnh gia và đặt cọc. Tuy nhiên, gần đến ngày chụp hình cưới, nhiếp ảnh gia yêu cầu thay đổi địa điểm chụp hình với lý do không mấy hợp lý hợp tình. Bạn cảm nhận được rằng nhà cung cấp này đang cố tình tư lợi cho họ, chứ không cố gắng tận tâm vì bạn.
Tham khảo thêm:
- Các Bước Chuẩn Bị Trước Đám Cưới Một Tháng Mà Ai Cũng Cần Biết
- Những Việc Cần Làm Trước Khi Tổ Chức Đám Cưới
Với vấn đề này, bạn không nên quá nhạy cảm, kinh nghiệm và lời khuyên từ các nhà cung cấp dịch vụ cưới không thừa thãi. Có thể bạn nghĩ địa điểm ấy đẹp, nhưng nhiếp ảnh gia sau khi khảo sát lại thấy bất khả thi. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện đi quá xa theo kiểu bạn đã cân nhắc và kiểm tra, tốt nhất nên nói thẳng quan điểm. Tạo cho họ cơ hội thay đổi, nếu vẫn không hợp tác, tốt nhất nên tìm nhà cung cấp khác. Tham khảo kỹ càng trước khi chọn lựa để tránh tình huống tương tự xảy ra.
Nguồn: https://tranganpalace.vn
Tôi là Nguyễn Phương Nhung, là người quản lý website: https://tranganpalace.vn . Tôi có kinh nghiệm tham gia và tổ chức rất nhiều sự kiện lớn nhỏ tại Tràng An Palace. Do vậy, với những chia sẻ dưới đây của tôi, hy vọng rằng sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích!