Theo suốt chiều dài của dải đất hình chữ S từ Bắc vào Nam, có rất nhiều những phong tục tập quán khác nhau với sự đa dạng văn hóa của các vùng miền. Đặc biệt là tiệc cưới của các miền Bắc, Trung, Nam cũng có những sự khác biệt rõ nét. Từ những lễ nghi cưới hỏi, rồi đến các thực đơn tiệc cưới, đó là cả quá trình tạo nên đặc trưng vùng miền qua nét văn hóa cưới hỏi.

Hãy cùng Tràng An Palace tìm hiểu về thực đơn tiệc cưới theo phong tục miền Bắc nhé!

Bài viết liên quan:

Thực đơn cỗ cưới ngày xưa

Ngày xưa, cỗ cưới của người miền Bắc khá đặc biệt so với các vùng miền, nhất là tại Hà Nội. Cỗ cưới xưa phải có đủ các món: Bóng cá sủ, súp yến, vi cá mới là sang trọng cầu kỳ. Ăn cỗ xong phải tráng miệng bằng bánh phu thê (bánh su sê) mới thật là xứng mặt đám cưới chốn kinh thành.

Còn chốn làng quê khi sắp cưới, gia đình hai bên chuẩn bị thực phẩm từ trước cả tháng để nấu cỗ cưới tại nhà

Lợn, gà, chim, cá… mua về sẽ được nuôi và vỗ béo, sau đó mới đem ra làm thịt đãi cả làng cả họ. Một con lợn sẽ làm được rất nhiều món khác nhau như: Lòng luộc, nem tai, giò lụa, canh chân giò…

Thậm chí có gia đình nuôi gà từ trước cả nửa năm, cho ăn ngô (bắp) để chắc thịt và dày da. Gà luộc lá chanh là món không thể thiếu trong bất kỳ buổi tiệc nào của người miền Bắc.

thực đơn cỗ cưới xưa

Mâm cỗ tiệc cưới ngày xưa của người miền Bắc thường là mâm 6 người, ăn từ sáng đến tối. Cứ vào đủ 6 người một mâm là chủ nhân buổi tiệc sẽ dọn hết toàn bộ thức ăn lên bàn để mọi người ai muốn ăn gì thì ăn, chứ không dọn theo thứ tự các món.

Thực đơn cỗ cưới ngày nay

Thông thường, mâm cỗ cưới của người Hà Nội ngày nay phải đủ các món măng, bóng, chim ngói hoặc chim câu hầm, nấm thả, gà luộc lá chanh, chả quết hạnh nhân, nộm, xôi gấc… Đĩa xôi gấc cũng là một biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc hôn nhân.

Màu đỏ của gấc làm mâm cỗ thêm đẹp, và biểu thị cho tình duyên bền lâu thắm mãi. Mỗi đĩa xôi lại phải có vài ba hạt gấc đen để chứng tỏ là gấc thật không phải xôi trộn phẩm màu! Hay như chiếc bánh phu thê, phải làm bằng bột nếp thanh sao cho bánh dẻo và giòn.

thực đơn cỗ cưới nay
Xôi gấc đỏ
thực đơn cỗ cưới tại tràng an palace
Gà luộc lá chanh

Thực đơn cỗ cưới miền Bắc tại các vùng ven vẫn còn vương nhiều nét truyền thống. Mọi người sẽ đãi tiệc tại nhà suốt nhiều ngày, cả làng cả xóm sẽ cùng tham gia nấu cỗ cưới. Chính vì vậy, thực đơn cỗ cưới của người miền Bắc lên tới con số 12 món cho một thực đơn.

Một số món ăn thường thấy trong thực đơn cưới miền Bắc

  • Khai vị: Súp gà ngô ngọt, súp măng tây, súp bí ngô kem nấm
  • Món rán: Tôm bóc vỏ chiên trứng muối – Tôm hấp trái dừa
  • Món cá: Cá quả phi lê sốt – Cá tầm nướng – Cá hấp xì dâu
  • Món sốt, hầm: Thịt bò sốt tiêu đen – Bò lúc lắc – Chân giò hầm
  • Món gà, chim truyền thống: Gà xối mỡ chiên da giòn – Chim câu sốt nước dừa – Chim quay – Gà luộc lá chanh
  • Nộm: Nộm xoài – Nộm sứa – Nộm rau quả thập cẩm
  • Món xào: Các loại rau xào theo mùa
  • Món canh: Canh măng khô nấu mọc – Canh bóng – Canh mọc tôm
  • Tinh bột: Xôi vò hạt sen, xôi gấc – cơm tám
  • Tráng miệng: Caramen (bánh flan), hoa quả (trái cây)

Riêng tại khu trung tâm Hà Nội, các nhà hàng, khách sạn 4-5 sao xuất hiện ngày càng nhiều cùng sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và hội nhập quốc tế

Bài viết tham khảo:

Số lượng các món ăn cũng khoảng từ 5-7 món tùy theo chủ nhân buổi tiệc, bao gồm khai vị (súp, gỏi), món chính (lợn, gà, cá, bò…) và cuối cùng là tráng miệng (bánh ngọt, chè hoặc trái cây…). Có khác chăng chỉ là cách thể hiện và hương vị món ăn vì người miền Bắc thích sự thanh tao, nguyên vị chứ không thích kiểu chế biến quá nhiều.

Nguồn: https://tranganpalace.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Yêu thích nhát
Inline Feedbacks
View all comments